Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ thường gọi là Hoa Kỳ hoặc nước Mỹ, là một nước cộng hòa liên bang, phần lớn nằm tại nước Bắc Mỹ nhưng cũng có nhiều đảo nằm rải rác ở Thái Bình Dương. Hoa Kỳ trải dài từ bờ biển Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, có cùng ranh giới với Canada về phía bắc và Mexico về phía nam, cách với Nga về phía tây qua eo biển Bering. Liên bang Hoa Kỳ bao gồm 50 bang hay tiểu bang, mỗi bang có một mức tự trị địa phương, và một số địa hạt, lãnh thổ, thuộc địa vòng quanh địa cầu.
THỜI GIAN NHẬP HỌC:
• Khóa học Anh Ngữ: Khai giảng mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
• THPT: Khai giảng vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 hoăc đầu tháng 1.
• Khóa học chuyên ngành: Khai giảng vào tháng 2 , tháng 7 và tháng 9.
1: Hệ thống giáo dục ở Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều lựa chọn nhưng nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ. Khi bắt đầu lựa chọn trường học, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển kế hoạch học tập của mình.
Bậc Tiểu học và Trung học
Trước khi học chương trình giáo dục bậc cao, học sinh Mỹ có 12 năm học tiểu học và trung học, chương trình từ lớp một cho tới lớp mười hai. Khi sáu tuổi, học sinh Mỹ bắt đầu vào học tiểu học.Sau năm hoặc sáu năm tiểu học sẽ tiếp tục học lên trung học.
Bậc trung học gồm có hai chương trình: một là “trường trung học bậc giữa” hay “trung học cơ sở” và hai là “trường trung học”. Bằng tốt nghiệp sẽ được cấp sau khi tốt nghiệp trung học.Sau khi tốt nghiệp trung học (12 năm), sinh viên Mỹ có thể học lên đại học hoặc cao đẳng. Trường Cao đẳng hoặc Đại học còn được gọi là “giáo dục bậc cao”.
Đại học quốc gia tốt nhất | Trường Liberal Art tốt nhất | Trường mang lại nhiều giá trị cho sinh viên nhất | Trường công lập tốt nhất |
1. Đại học Princeton 2. Đại học Harvard 3. Đại học Yale University 4. Đại học Columbia 4. Đại học Stanford 4. Đại học Chicago 7. Viện công nghệ Massachusetts 8. Đại học Duke 8. Đại học Pennsylvania 10. Viện công nghệ California |
1. Williams College (MA) 2. Amherst College (MA) 3. Swarthmore College (PA) 4. Wellesley College (MA) 5. Bowdoin College (ME) 5. Pomona College (CA) 7. Middlebury College (VT) 8. Carleton College (MN) 8. Claremont McKenna College (CA) 8. Haverford College (PA) |
1. Đại học Harvard 2. Đại học Princeton 3. Đại học Yale 4. Đại học Stanford 5. Viện công nghệ Massachuset 6. Đại học Columbia 7. Cao đẳng Dartmouth 8. Viện công nghệ California 9. Đại học Rice 10. Đại học Pennsylvania |
1. Đại học California — Berkeley 2. Đại học California — Los Angeles 2. Đại học Virginia 4. Đại học Michigan — Ann Arbor 5. Đại học Bắc Carolina—Chapel Hill 6. Cao đẳng William và Mary 7. Viện công nghệ Georgia 8. Đại học California — San Diego 9. Đại học California — Davis 10. Đại học California — Santa Barbara |
2: Checklist hồ sơ
a. Thủ tục du học Mỹ cho việc xin thư nhập học:
– Đơn đăng ký nhập học (Application Form) do nhà trường cấp
– Kết quả học tập gần nhất
– Bằng cấp ngoại ngữ
– Lệ phí đăng ký (mỗi trường có mức phí đăng ký khác nhau)
b. Thủ tục du học Mỹ cho việc xin Visa:
– Đơn xin cấp Visa do Đại sứ quán cấp
– Lệ phí xin Visa
– Hộ chiếu, hình theo yêu cầu của Lãnh sự Mỹ
– Thư nhập học của trường ở Mỹ
– Kết quả học tập
– Hồ sơ tài chính
– Các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của Lãnh sự.
– Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, bạn phải đặt hẹn trên mạng để có một cuộc phỏng vấn khá căng thẳng với vị Lãnh sự Mỹ
3: Mẫu thư DS – 2019 và I-20
a. Mẫu đơn DS-2019 do các SDO/SEVIS thiết lập cho các du học sinh/ngoại kiều, được dùng như là một giấy chứng minh đi kèm với hộ chiếu J1, với đầy đủ chi tiết về lý do được cấp chiếu khán không di dân loại J1, thời gian học tập, đào tào, huấn nghệ, huấn luyện tại Mỹ…
I-20:
Mẫu I-20 là giấy chứng nhận của trường đại học bạn xin nhập học gởi cho Sở Di trú Chính phủ Mỹ hoặc Tòa Lãnh sự Mỹ, trong đó chứng nhận một số sự kiện gồm cả việc bạn được công nhận là sinh viên của trường họ và đã được chấp thuận vào học cho đến cuối chương trình và sẽ theo học với tư cách toàn phần (full time) mỗi khoá học hằng năm. Mẫu I-20 là một đòi hỏi tất yếu và là một phần của hồ sơ xin Visa. Mẫu I-20 phải đi cùng với Visa, nếu chỉ để I-20 riêng một mình thì giá trị của nó cũng không còn. Đặc biệt, mẫu I-20 phải đi cùng với mẫu Di trú I-94 khi bạn vào nước Mỹ.